Ngủ dậy bị đau cổ thì phải làm sao?

Đau cổ hay còn được biết đến với tên sái cổ là thuật ngữ diễn tả các cơn đau vùng cổ hoặc các mô mềm quanh cổ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến đau cổ sau khi ngủ dậy và cách ứng phó với tình trạng khó chịu này?

Nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng cổ sau khi thức dậy

Chúng ta thường không để tâm quá nhiều đến tư thế ngủ và loại gối mình đang sử dụng, nhưng đây lại có thể là khởi phát của đau cổ vai gáy, thậm chí đau lưng và các cơn đau khác. Một nghiên cứu về các ca đau cổ gần đây cho thấy lên đến hơn 5% xuất phát từ các vấn đề khi ngủ. 

Điều đáng mừng là các yếu tố này đều có thể được kiểm soát nhờ việc thay đổi các thói quen thường ngày, từ đó giảm các cơn đau nói chung, trong đó có đau mỏi cổ.

Tư thế ngủ

Mỗi người có tư thế ngủ khác nhau, nhưng hiển nhiên là cổ bạn không thích việc bạn nằm sấp để ngủ. Khi nằm sấp, cổ phải nghiêng về một phía trong nhiều giờ, dẫn đến căng các cơ, dây chằng và khớp cổ, gây ra tình trạng đau và cứng cổ vào sáng hôm sau. Thêm vào đó, nằm sấp cũng gây áp lực cho lưng, nhất là khi nệm của bạn quá mềm, vì khi đó, bụng bị đè nén, đẩy áp lực lên cột sống và các cơ ở lưng.

Loại gối bạn đang sử dụng

Đầu và cổ của bạn dành khá nhiều thời gian trên gối nên một chiếc gối có chất lượng tốt, có độ cao phù hợp với đầu bạn là một sự đầu tư chính đáng. Một chiếc gối mềm mại vừa đủ, ví dụ gối lông vũ hoặc các loại gối hơi sẽ nâng đỡ đầu và cổ, giảm nguy cơ căng cơ và các cơn đau mỏi sau khi thức dậy.

Các chuyển động đột ngột

Các chuyển động nhanh và mạnh như ngồi bật dậy hoặc vung tay chân khi mơ ngủ có thể làm căng cơ cổ. Lăn, xoay người khi ngủ hoặc cố gắng ngủ cũng có thể gây căng thẳng và áp lực lên cổ, thậm chí làm bong gân cổ.

Các chấn thương trước đó

Một vài chấn thương trong lúc chơi thể thao hoặc làm việc có thể không khiến bạn đau ngay lúc đó. Cơn đau có thể ập đến sau một vài ngày. Nếu gặp phải chấn thương kiểu này, có thể trước khi ngủ bạn vẫn thấy bình thường nhưng cổ bạn sẽ đau ngay khi thức dậy.

Làm gì để giảm đau cổ sau khi thức dậy?

Nếu bạn thức dậy với một cơn đau ở cổ mà không gặp phải bất cứ triệu chứng nào khác và cơn đau không kéo dài lâu, dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn giảm đau cổ mà không cần đến phòng khám.

- Chườm đá hoặc túi lạnh vào chỗ đau cổ khoảng 20 phút có thể giúp giảm viêm ở cơ cổ.

- Nếu cơn đau kéo dài cả ngày hoặc hơn, chườm nóng khoảng 20 phút có thể có tác dụng. biện pháp này giúp làm dịu và thả lỏng cơ bắp.

- Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen hoặc các miếng dán giảm đau như Salonpas có thể đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng.

- Thực hiện những động tác yoga đơn giản, xoa bóp nhẹ nhàng hoặc đi bộ sẽ giúp máu lưu thông đến cổ, giảm tình trạng căng cơ.

- Giảm cường độ hoạt động và tránh các cử động nhanh, tốn sức như chơi các môn thể thao đối kháng. Tuy nhiên, bạn nên hoạt động nhẹ nhàng vì việc nằm hoặc ngồi nhiều không những không giúp thuyên giảm đau mỏi cổ mà còn khiến chúng trở nên tệ hơn do cứng cơ.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các vấn đề về xương khớp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Cùng AT Chiropractic bảo vệ sức khoẻ của bạn.  ❤️


Tin tức liên quan

Bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi
Bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi

679 Lượt xem

Do quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể nên loãng xương, thoái hoá khớp là những bệnh lý thường gặp nhất ở người cao tuổi. Chúng gây ra các cơn đau làm người bệnh khó chịu, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ
Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ

764 Lượt xem

Đau Vai Phải là bệnh gì?
Đau Vai Phải là bệnh gì?

673 Lượt xem

Đau vai phải là hiện tượng khá phổ biến ở những người trưởng thành. Nhiều người nghĩ đây đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu nhất thời, thế nhưng những cơn đau ở vai phải có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm khác.
Các vấn đề về cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em
Các vấn đề về cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

1111 Lượt xem

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể mắc phải các vấn đề về cơ xương khớp. Đó là những dị tật bẩm sinh hoặc các tật xảy ra trong quá trình trẻ phát triển, sinh hoạt và học tập như chứng cong vẹo cột sống.
 DỊ TẬT CƠ XƯƠNG KHỚP Ở TRẺ MÀ BỐ MẸ PHẢI BIẾT
DỊ TẬT CƠ XƯƠNG KHỚP Ở TRẺ MÀ BỐ MẸ PHẢI BIẾT

736 Lượt xem

Nhiều dị tật bất thường cơ xương khớp ở trẻ em không được phát hiện do chưa từng được thăm khám, chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu như trẻ không biết bò, đi, đứng theo độ tuổi hoặc có những bất thường ảnh hưởng đến cuộc sống thì mới được quan tâm.
Bệnh xương khớp ở trẻ em là gì?
Bệnh xương khớp ở trẻ em là gì?

557 Lượt xem

Trẻ em bị các bệnh xương khớp không phải là điều quá hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại. Bởi vì do chất lượng cuộc sống ngày một được nâng cao, trẻ em được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thậm chí nhiều em còn có hiện tượng béo phì, thừa cân, cùng với đó là ít hoạt động thể chất. Vì thế xương khớp sẽ chịu một sức ép rất lớn từ trọng lượng cơ thể cũng như sẽ bị đơ, cứng dần do tính lười vận động.
Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì?
Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì?

472 Lượt xem

Đau vai trái là một dạng chấn thương cơ xương khớp phổ biến xảy ra do một số nguyên nhân sau: tính chất công việc, tai nạn, mang vác vật nặng sai tư thế, tập luyện thể thao quá sức,… Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà cơn đau sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần rồi tự lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần không khỏi thì có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý nguy hiểm.
BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP – NGUY CƠ HÀNG ĐẦU GÂY TÀN PHẾ
BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP – NGUY CƠ HÀNG ĐẦU GÂY TÀN PHẾ

517 Lượt xem

Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương...

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng