BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP – NGUY CƠ HÀNG ĐẦU GÂY TÀN PHẾ

Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương...

Bệnh lý cơ xương khớp rất đa dạng

Các bệnh lý bộ máy vận động rất phong phú đa dạng với 200 bệnh khác nhau. Các bệnh cơ xương khớp được chia làm hai nhóm:

Thứ nhất là nhóm có chấn thương bao gồm chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…

Thứ hai là nhóm không chấn thương, bao gồm rất nhiều loại bệnh lý xương khớp như bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ và viêm da cơ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp); bệnh khớp tinh thể như bệnh gút; bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp và viêm khớp phản ứng); bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan tới hệ xương khớp (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao, viêm khớp do vi-rút, viêm khớp do ký sinh trùng và nấm, thấp khớp cấp); bệnh xương khớp không do viêm (loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, hoại tử vô khuẩn xương); các bệnh lý phần mềm cạnh khớp (viêm gân, viêm bao gân, viêm túi thanh dịch); các bệnh lý cơ xương khớp khác (u xương nguyên phát, ung thư di căn xương).

 

Yếu tố nào gây bệnh?

Có thể nói bệnh cơ xương khớp xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới, mặc dù phụ nữ bị bệnh nhiều hơn so với nam giới. Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp.

 

Đầu tiên là các yếu tố không thay đổi được như: Tuổi, giới tính, di truyền. Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương. Tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến.

Về giới tính và hormon: Nữ giới có xu hướng mắc một số bệnh nhiều hơn nam như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp. Trong khi một số bệnh khác có xu hướng mắc nhiều hơn ở nam giới như gút, nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

Các yếu tố di truyền bẩm sinh cũng có vai trò quan trọng: Một số người sinh ra với dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Người mang gen HLA - B27 có nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.

 

Các yếu tố có thể thay đổi được vì chúng ta có thể can thiệp được: Ví dụ, bệnh béo phì, trọng lượng cơ thể nhiều hơn, sức ép lên khớp tăng lên làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp; một số ngành nghề có công việc căng thẳng lặp đi lặp lại có thể dẫn tới thoái hóa khớp hay viêm gân; tư thế sinh hoạt, làm việc sai tư thế có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, gây gù vẹo cột sống, đau do co cứng cơ; chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như ăn nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

 

Hậu quả nặng nề…

Hậu quả của bệnh loãng xương là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra. Khi bị loãng xương, nếu có một lực tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân...) thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay. Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Viêm khớp dạng thấp có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 - 15%)… Cùng rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp mà hậu quả nặng nề nhất là gây tàn phế cho người bệnh.

 

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các vấn đề về xương khớp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Cùng AT Chiropractic bảo vệ sức khoẻ của bạn. ❤️


Tin tức liên quan

THOÁI HÓA KHỚP HÁNG – KHÔNG THỂ DẠNG RỘNG?
THOÁI HÓA KHỚP HÁNG – KHÔNG THỂ DẠNG RỘNG?

814 Lượt xem

Mặc dù không thường gặp như thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, một loại bệnh “không phải dạng vừa” trong số bệnh lý thoái hóa khớp.

Bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi
Bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi

910 Lượt xem

Do quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể nên loãng xương, thoái hoá khớp là những bệnh lý thường gặp nhất ở người cao tuổi. Chúng gây ra các cơn đau làm người bệnh khó chịu, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Đau nhức xương khớp là bệnh gì?
Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

1118 Lượt xem

Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp ở người già, tuy nhiên trong những năm gần đây độ tuổi mắc triệu chứng này đang trẻ hóa dần. Nhiều người thắc mắc không biết nó thuộc về căn bệnh cụ thể nào, nguyên nhân và thuốc điều trị nào tốt.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ
Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ

1048 Lượt xem

Ngủ dậy bị đau cổ thì phải làm sao?
Ngủ dậy bị đau cổ thì phải làm sao?

1349 Lượt xem

Đau cổ hay còn được biết đến với tên sái cổ là thuật ngữ diễn tả các cơn đau vùng cổ hoặc các mô mềm quanh cổ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến đau cổ sau khi ngủ dậy và cách ứng phó với tình trạng khó chịu này?

Đau bả vai lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Đau bả vai lan xuống cánh tay là bệnh gì?

1214 Lượt xem

Đau bả vai lan xuống cánh tay được biết đến là một trong những triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Những cơn đau ở vùng vai, sau đó có thể lan xuống cánh tay thường có thể do rất nhiều những nguyên nhân gây ra, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng vận động, cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì?
Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì?

752 Lượt xem

Đau vai trái là một dạng chấn thương cơ xương khớp phổ biến xảy ra do một số nguyên nhân sau: tính chất công việc, tai nạn, mang vác vật nặng sai tư thế, tập luyện thể thao quá sức,… Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà cơn đau sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần rồi tự lành. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần không khỏi thì có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý nguy hiểm.

ĐAU LƯNG BÊN TRÁI CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ???
ĐAU LƯNG BÊN TRÁI CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ???

952 Lượt xem

Cơn đau lưng phía bên trái khá phổ biến và nếu nó chỉ kéo dài khoảng 1 tuần rồi biến mất thì hầu hết không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài lâu hơn và tăng dần mức độ nghiêm trọng thì cần phải tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng