TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp gối còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối.

Người bệnh thường có cảm giác thường xuyên đau nhức ở vùng khớp gối và cơn đau tăng dần lên khi bệnh nhân hoạt động hoặc di chuyển. Bên cạnh đó, các cử động nhẹ nhàng như duỗi chân thường nghe có tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu khớp gối.

Ngoài ra, người bệnh cũng hay bắt gặp hiện tượng cứng khớp, co khớp gối xảy ra vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, việc cử động dường như là không thể, bệnh nhân phải mất khoảng 20 – 30 phút để làm ấm khớp mới có thể cử động được.

Ở một số trường hợp thoái hóa khớp gối, người bệnh cảm thấy nhấc chân khó, đi tập tễnh hoặc ngồi xuống rồi đứng lên cảm thấy khó khăn. Nhiều người khi đứng lên cần phải có vật để vịn hoặc có sự giúp đỡ của người xung quanh.

Đồng thời, biểu hiện đau nhức khi đi cầu thang thể hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa khớp gối. Khi bệnh chuyển nặng, người bệnh không thể bước lên cầu thang hoặc co được chân vì quá đau.

Mặt khác, thoái hóa sẽ dẫn đến tình trạng khớp gối bị sưng lên do tràn dịch khớp. Vấn đề đau nhức này sẽ được cải thiện khi người bệnh tiến hành chọc hút dịch.

Ngoài các triệu chứng chung nêu trên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này bạn đôi khi chỉ cảm thấy đau khớp gối khi phải vận động khớp gối nhiều như leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống. Cơn đau âm ỉ, và tăng hơn khi vận động; giảm nhẹ khi được nghỉ ngơi, thư giãn.

Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bạn cần mất từ 10 – 20 phút xoa bóp, cử động nhẹ nhàng để khớp có thể vận động lại bình thường.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi. Các động tác như co, duỗi, gập khớp gối không còn vận động linh hoạt, đau nhức âm ỉ, kéo dài khiến bạn mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn… Thậm chí là sụt cân một cách chóng mặt.

Giai đoạn 4: Đến giai đoạn này các xương lớn ở vùng khớp gối đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này đã xuất hiện tình trạng biến dạng khớp, đau nhức, cứng khớp không thể cử động khớp gối.

Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp gối. Các khớp xương gần như bị mất đi hoàn toàn lớp sụn bọc, chèn ép lên bao hoạt dịch dẫn đến tràn dịch. Cần chọc hút dịch hoặc phẫu thuật khớp gối.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các vấn đề về xương khớp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Cùng AT Chiropractic bảo vệ sức khoẻ của bạn. ❤️


Tin tức liên quan

THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

328 Lượt xem

Cùng AT Chiropractic tìm hiểu về căn bệnh thoái hoá khớp gối nhé!
THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ? SAO NÓ LẠI ÁM ẢNH NHIỀU NGƯỜI ĐẾN VẬY
THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ? SAO NÓ LẠI ÁM ẢNH NHIỀU NGƯỜI ĐẾN VẬY

322 Lượt xem

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì, các nguyên nhân gây bệnh? Bài viết này sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
THOÁI HÓA KHỚP GỐI NÊN ĂN GÌ?
THOÁI HÓA KHỚP GỐI NÊN ĂN GÌ?

364 Lượt xem

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối người bệnh cần lưu ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho cơ thể. Có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm, giảm đau, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể mà bạn không nên bỏ qua.
PHÒNG TRÁNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI
PHÒNG TRÁNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI

429 Lượt xem

Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, chính chúng ta có thể vô tình là thủ phạm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối. 
NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI BỊ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI BỊ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

263 Lượt xem

Thoái hoá khớp gối nếu để lâu dài, không được chữa trị kịp thời có thể diễn biến nặng cũng như dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm!! Hãy cũng tìm hiểu cùng AT Chiropractic nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng