BÀN CHÂN BẸT - DỊ TẬT TRÊN CƠ THỂ NẾU KHÔNG CHÚ Ý

Hội chứng bàn chân bẹt có lẽ còn xa lạ đối với nhiều người. Thế nhưng, sự ảnh hưởng của bệnh lý này nên sức khoẻ thì không thể coi thường. Nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

1. HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT LÀ GÌ?

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Một số trẻ bụ bẫm nhìn cũng dễ nhầm lẫn với bàn chân bẹt. Dị tật này ở đa số trẻ sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.

Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng.

Vòm bàn chân sẽ giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển. Thông thường, những người có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị tật bàn chân bẹt, các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh bàn chân bẹt

Triệu chứng phổ biến nhất của tật bàn chân bẹt là các cơn đau nhức khó chịu xuất hiện ở bàn chân, phát sinh bởi cơ và dây chằng bị chèn ép nặng nề.

Thêm vào đó, tình trạng đau nhức khó chịu còn có khả năng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, ví dụ như:

  • Mắt cá chân
  • Bắp chân
  • Đầu gối
  • Hông
  • Thắt lưng
  • Cẳng chân

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bàn chân bẹt là gì?

Hội chứng bàn chân bẹt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể bao gồm:

  • Yếu tố di truyền
  • Độ cao của vòm chân quá thấp
  • Bàn chân hoặc mắt cá chân từng bị chấn thương
  • Các tình trạng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp
  • Chấn thương, rối loạn chức năng dây chằng giữa lòng bàn chân
  • Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thần kinh hoặc cơ, ví dụ như bại nãoloạn dưỡng cơ hay tật nứt đốt sống

Trong một vài trường hợp ít gặp, vòm bàn chân không phát triển còn có thể là do sự hiện diện của cầu xương ở bàn chân. Tình trạng này xảy ra khi các xương bàn chân dính lại với nhau một cách bất thường, khiến bàn chân cứng và mất độ lõm. Trẻ nhỏ thường dễ gặp phải vấn đề này hơn so với người trưởng thành.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các vấn đề về xương khớp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Cùng AT Chiropractic bảo vệ sức khoẻ của bạn.  ❤️


Tin tức liên quan

HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT CÓ THỂ GÂY THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở TRẺ
HỘI CHỨNG "BÀN CHÂN BẸT" CÓ THỂ GÂY THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở TRẺ

544 Lượt xem

Bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòng lõm tự nhiên. Tình trạng này khi để lâu sẽ gây ra các cơn đau cũng như ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Chính vi vậy, hãy cùng AT Chiropractic tìm hiểu về bệnh lý này nhé!
CÁC BÀI TẬP DÀNH CHO NGƯỜI CÓ DỊ TẬT BÀN CHÂN BẸT
CÁC BÀI TẬP DÀNH CHO NGƯỜI CÓ DỊ TẬT BÀN CHÂN BẸT

516 Lượt xem

Khoảng 20-30% dân số thế giới bị biến dạng bàn chân. Những người mắc tình trạng này có nguy cơ bị đau đầu gối, đau hông và lưng cao hơn. Nếu nhận thấy mình sở hữu bàn chân bẹt, một số bài tập đơn giản có thể giúp bạn khắc phục điều này và tránh mọi thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.
BÀN CHÂN BẸT Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRIỆU CHỨNG
BÀN CHÂN BẸT Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRIỆU CHỨNG

779 Lượt xem

Hội chứng bàn chân bẹt thường xảy ra khi độ còn nhỏ và thường có thể tự hết khi đến 6 tuổi. Thế nhưng, thực tế, có rất nhiều người ở độ tuổi trưởng thành có bàn chân bẹt. Theo thời gian, khi không có sự can thiệp kịp thời khiến tình trạng trở nên nặng và ảnh hưởng đến dáng đi cũng như sự vận động của hệ cơ xương.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng